Trẻ dễ mắc bệnh ho cảm lúc giao mùa.
Thứ tư, 28 Tháng 11 2012 08:52 Đăng ký để nhận thông tin
Thời tiết giao mùa là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, đây cũng là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp, ho cảm.
Thời tiết giao mùa là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.
PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (Phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.
PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp... Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm Đông dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống để tạo cảm giác thích thú cho trẻ. Các mẹ nên cho con dùng một số sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ vào thời điểm giao mùa hỗ trợ cho trẻ trước khi trẻ mắc bệnh là một cách điều trị tốt nhất.
- 18/12/2012 14:09 - Lá xương sông - thuốc cho bé ho đờm
- 12/12/2012 08:35 - 10 chiêu với trẻ biếng ăn!
- 01/12/2012 09:01 - Nguyên nhân và xử trí khi bé chậm tăng cân
- 29/11/2012 08:52 - 8 giải pháp cho bé chậm tăng cân
- 28/11/2012 08:56 - Những suy nghĩ sai lầm về trẻ sơ sinh biếng ăn.
- 28/11/2012 08:51 - Một số trường hợp nhầm lẫn về chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
- 28/11/2012 08:42 - Sai lầm của mẹ khi "nhồi" con ăn
- 27/11/2012 15:19 - Mách cha mẹ cách sơ cứu khi con bị sặc cháo
- 27/11/2012 10:59 - Vai trò của Selen đối với sức khỏe trẻ nhỏ
- 27/11/2012 08:44 - Những thói quen khiến bé… kém thông minh